GIÁM ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT

Thứ tư - 14/07/2021 04:09
Thủ tục thực hiện Giám định xác đinh mức độ mức độ khuyết tật thực hiện theo Thông tư 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH

Chi tiết xin liên hệ ĐT:
0292 3 821 029 - 0292 3 824 198
GIÁM ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT
                 
                          THỦ TỤC

Khám giám định xác định mức độ khuyết tật

- Trình tự thực hiện :
Bước 1. Cá nhân gửi các giấy tờ, hồ sơ có liên quan đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ khám giám định do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật chuyển đến.
Bước 2.
 Sau khi cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa (Trung tâm Giám định Y khoa) nhận được hồ sơ đề nghị khám giám định mức độ khuyết tật đầy đủ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến.
 Trong thời gian 25 ngày làm việc, Trung tâm Giám định y khoa có trách nhiệm tổ chức khám giám định và kết luận dạng tật và mức độ khuyết tật.
Bước 3. Các đối tượng tới khám giám định và làm các xét nghiệm chuyên khoa cần thiết theo chỉ định của Bác sỹ thụ lý hồ sơ.
Bước 4. Trả Biên bản giám định y khoa cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
* Đại diện hợp pháp của người khuyết tật khi làm thủ tục khám giám định cho người khuyết tật phải có các giấy tờ sau:
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh hợp pháp.
- Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi người khuyết tật đăng ký hộ khẩu thường trú về quyền đại diện hợp pháp đối với người khuyết tật.
- Trường hợp đại diện hợp pháp của người khuyết tật là cơ quan, tổ chức thì phải có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức đó theo quy định.
- Cách thức thực hiện : Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Giám định Y khoa (hoặc qua website của Trung tâm Giám định Y khoa).
- Thành phần, số lượng hồ sơ :
I. Thành phần hồ sơ bao gồm:
1. Hồ sơ khám giám định đối với trường hợp Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật bao gồm:
a) Giấy giới thiệu của Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND xã) nơi đối tượng cư trú đề nghị khám giám định khuyết tật, có dán ảnh của đối tượng và đóng dấu giáp lai của UBND xã nơi đối tượng cư trú.
b) Biên bản họp của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, trong biên bản ghi rõ Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật (bản sao Biên bản).
Trường hợp đối tượng sống ở Trung tâm nuôi dưỡng phải có giấy xác nhận, trong giấy xác nhận ghi rõ họ tên, tuổi, dán ảnh đối tượng, đóng dấu giáp lai của Trung tâm và Trung tâm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận đó.
c) Bản sao các giấy tờ khám bệnh, chữa bệnh, tật: Giấy ra viện, giấy phẫu thuật và các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
d) Biên bản xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng Giám định y khoa lần gần nhất (nếu có).
2. Trường hợp người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, hồ sơ khám giám định gồm các giấy tờ sau:
a) Giấy giới thiệu của UBND xã nơi đối tượng cư trú đề nghị khám giám định khuyết tật, trong giấy giới thiệu ghi rõ người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, có dán ảnh của đối tượng và đóng dấu giáp lai của UBND xã nơi đối tượng đang cư trú.
b) Biên bản họp của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật (bản sao Biên bản).
c) Các giấy tờ theo quy định tại điểm c, điểm d, Khoản 1 Điều này.
d) Giấy kiến nghị của người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật về kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.
3. Trường hợp có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, không chính xác, hồ sơ khám giám định gồm các giấy tờ sau:
a) Các giấy tờ theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
b) Bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, không chính xác thể hiện qua biên bản, giấy kiến nghị, ảnh chụp, băng ghi âm hoặc các hình thức thể hiện khác.
II. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết : 25 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính : Cá nhân
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính : Hội đồng giám định y khoa tỉnh
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính : Biên bản khám giám định y khoa
- Lệ phí : Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 243/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa.
1. Những trường hợp quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật, phí giám định y khoa do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Những trường hợp quy định tại điểm b, điểm c Khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật được thực hiện như sau:
a) Nếu kết quả khám giám định đúng như khiếu nại, tố cáo thì phí giám định y khoa do ngân sách nhà nước bảo đảm.
b) Nếu kết quả khám giám định không đúng với khiếu nại, tố cáo thì phí giám định y khoa do cá nhân hoặc tổ chức khiều nại, tố cáo chi trả.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai : Không có
- Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính : Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
1. Luật người Khuyết tật đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010.
2. Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012 của Liên Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định Y khoa thực hiện.
3. Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.
4. Thông tư số 243/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa.











 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay1,017
  • Tháng hiện tại12,882
  • Tổng lượt truy cập242,910
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây